top of page

Mùa Xuân Tìm Lại - Thiền Sinh Phạm Phú Hay

ghpham1210

Đức Sư Tổ DASIRA NARADA:“Tâm mưu cầu cho Hạnh Phúc Đại Đồng,Tâm xây dựng cho mọi người chung hưởng…Vào đường tu phải tuyệt vời can đảm,Dám len mình trong nghịch cảnh mà đi… “(Bài thơ Chân Lý )

Thầy Chưởng Môn NGUYỄN ĐỨC THUẬN:“Tôi tin tưởng rằng, với sự hiểu biết truyền bá Pháp Môn trong tinh thần trách nhiệm của thế hệ chúng ta, Pháp Tổ sẻ lưu truyền mãi mãi cho nhân loại. Và tôi cũng quả quyết rằng, hậu thế sẽ thừa hưởng những gì chúng ta đang cố gắng xây dựng, phát triển mạnh mẻ theo Luật Tiến Hóa… “(Trích Huấn Từ ngày 18-11-2005tại Thiền Đường Romead – California )Kính Tặng-Thầy Chưởng Môn Nguyễn Đức Thuận-Cô Chưởng Môn Nguyễn Ngọc HảiVới lòng Ngưỡng Mộ và Tri ÂnThiền Sinh Ph ạm Ph ú HayMến Tặng Quí Vị Giảng Huấn, Trung Tâm Trưởng, Quí Huynh Đệ Đồng Môn, ghi nhận biểu dương những nổ lực dấn thân, hy sinh và cống hiến cho ý nghĩa phụng sự Tiến Hóa của Nhân Loại.

Thiền Sinh Phạm Phú Hay

LỜI TÁC GIẢ

“Văn Dĩ Tải Đạo”. Đạo ở đây là Đạo làm Người. Người ở đây là Người Môn Sinh Tu Học Pháp Tổ. Với tinh thần cầu Đạo ấy, suốt 14 năm qua kể từ khi tôi làm con Tổ, học trò của Thầy Cô chưởng môn, đã hết mình phụng sự và thăng hoa mà những sản phẩm trí tuệ bé nhỏ hôm nay, xin cống hiến cho Quý Huynh Đệ Đồng Môn trong tập sách hạn hẹp này chỉ là những giải bày tâm sự, mà hầu hết bài vở đã đăng trên Nội San hoặc các báo Việt Ngử tại Hoa Kỳ. Thêm nửa trong quá trình đi rao giảng Pháp Tổ với tư cách giảng huấn, tôi đã gặp một số đông đồng môn tại các Thiền Đường, họ muốn đọc, muốn nghe, muốn thưởng thức những cảm giác, những kinh nghiệm… để từ đó, làm cơ sở lập hạnh tiến tu cho bước đường sắp tới. Nhìn vào lợi ích thiết thực của tha nhân, tôi mạo muội cho ấn hành tập “Mùa Xuân Tìm Lại “ , tâp trung các bài viết cũ cách đây nhiều năm, nhưng giá trị tư duy,bản chất chưa bị luật Tiến Hóa làm thay đổi.Mong quý bạn đón nhận tác phẩm bằng sự bao dung và tình thương của người con Tổ.

ĐỜI CON CÓ TỔ- CÒN XUÂN MÃI…….Xuân Cali 2012

Thiền Sinh Phạm Phú Hay

CHÂN LÝ

Thuyền có nước thì thuyền mới chạy,

Đạo có đời thì mới phát huy.

Vào đường tu phải tuyệt vời can đảm.

Dám len mình trong nghịch cảnh mà đi.

Khi âm thầm lo phung sự thiên cơ,

Lúc lừng lẫy mưu cầu cho nhân loại.

Bước tiến hóa nhân sinh năng phục vụ,

Cảnh thái hòa sinh chúng cố dựng xây.

Không bao giờ nao núng trước quyền uy,

Không khiếp sợ loại nào phi đạo đức.

Biết trà trộn náu nương trong các loại.

Để đo lường bí hiểm của nhân tâm.

Nhẫn là chuyên quan sát khắp muôn màu,

Nhẫn là khéo rút ra nhiều kinh nghiêm.

Trắng hay đen đều có ưu khuyết điểm,

Xét tận cùng để đạt lý uyên thâm.

Đời chuyễn lưu theo định luật thăng trầm,

Nên nghiên cứu với bình tâm thiện ý,

Đúng hay sai định phân nhờ trí tuệ,

Nẻo chông gai biết rỏ hướng lọc lừa.

Những ai chung lý tưởng ta học đành,

Mà lại học kẻ không đồng quan điểm,

Không xem trọng xem khinh từng quan điểm,

Mà điều nghiên bên chính lẫn bên tà,

Tâm phân minh sâu rộng tựa hải hà,

Ta trung lập cân phân và tổng hợp.

Người mọi giới sang hèn hay khôn dại.

Kẻ mọi ngành lành dữ hoặc chi chi,

Đều là người gợi ánh sáng quang huy,

Cho cơ hội ta tìm ra chân lý.

Họ tất cả đều là thầy miễn phí,

Là ân nhân dạy ta rõ cuộc đời.

Vậy người tu có bạn chẳng có thù,

Và biến cải khối thù thành khối bạn.

Biết sai trái sửa sai không tái phạm ,

Thất bại rồi giác ngộ ắt thành công.

Khổ vì tà người hướng thiện mới đông,

Có kẻ ác người ngay mới nổi bật.

Còn chân lý người đời thường đề cập,

Nghiêng bên này hay ngã gật bên kia,

Lý hay chân nhiều chủ nghĩa phịa ra,

Là chân lý một chiều gây biển lận.

Cái chân lý mọi người đều chấp nhận,

Không biên cương không giai cấp mầu da,

Với tình thương nhân loại khá đậm đà,

Không vị kỷ đam mê hay vụ lợi,

Chân lý ấy mới thật đầy ý nghĩa.

Cái bản lai diện mục khá siêu quần,

Hành động sao mà không đạt sở cầu,

Với cứu cánh là an bang tế thế,

Tâm mưu cầu cho hạnh phúc đại đồng,

Tâm xây dựng cho mọi người chung hưởng,

Tâm nhận thức vạn vật đồng nhất thể,

Tâm thánh hiền ngộ chân lý vô tư.

Tu để biết cuộc đời đầy mâu thuẫn,

Biết san bằng muôn vạn nẻo chông gai.

Đời giúp ta sáng trên đường đạo,

Ta giúp đời trong lúc lâm nguy.

Sợi tóc kia rơi rớt tận chân trời,

Ta nhặt lấy trả đủ về huynh đệ.

Gieo hạt giống phải khôn ngoan đừng vung vẫy,

Mà ném gần gốc cội của cây to,

Dùng tàng cây che lấp mộng bé thơ,

Hầu tránh được miệng chim muông nọc rắn,

Cây núp bóng nhờ cội tàng che khuất,

Và lớn lên bên cạnh gốc thân già.

Gẫm cuộc đời thật chẳng có bao lâu,

Làm kiếp người cũng nào đâu dễ có.

Bởi cho nên trót sinh trong trần thế,

Phải làm sao cho xứng đáng kiếp người.

Tình tổ quốc vạn đời luôn bất diệt,

Yêu nhân loại nào khác thể thân ta,

Đưa nhân loại hoàn hư về một nẻo.

DASIRA NARADA

VÀI THIỂN NGHỈ VỀ BÀI THƠ CHÂN LÝ

Hầu hết chúng ta- Môn sinh Vi Diệu Pháp Hành Thiền, đều biết BÀI THƠ CHÂN LÝ của Đức Sư Tổ DASIRA NARADA, có bản viết DASIRA NARADA CHÂN LÝ. Bài thơ đươc in, chép cẩn thận, treo nơi trang nghiêm của Thiền Đường , có khi gần bàn thờ Tổ. Lúc gia nhập Pháp Môn, cũng cách đây hơn 13 năm, bài thơ trên đã có sẵn. Sau đó, được ngâm ( ca sĩ Thanh Tuyền) hoặc nghe giảng (các vị Giảng Huấn – Trung Tâm Trưởng).Bài viết thô thiển này chỉ khai triển thêm ý nghĩa bài thơ, nhân Đại Lễ Sinh Nhật lần thứ 165 của Đức Sư Tổ. Một chút công trình nghiên cứu này xin làm quà mọn, kính dâng lên Ngài – Đức Sư Tổ DASIRA NARADA,

I.NGUỒN GỐC XUẤT XỨ :Như đã thưa ở trên, tôi không rõ bài thơ DASIRA NADARA CHÂN LÝ có từ lúc nào, có thể du nhập một lần theo bước chân thăng trầm của Pháp Môn, mà sau này, được nghe Thầy Chưởng Môn NGUYỄN ĐỨC THUẬN và Cô NGUYỄN NGỌC HẢI thủ đắc và phổ biến bài thơ nói trên. Sự thực thế này phù hợp với thực tế , suốt bao nhiêu năm qua, hai vị Chưởng Môn đã vận dụng bài thơ DASIRA NADARA CHÂN LÝ như một thông điệp tối quan trọng giảng dạy cho đệ tử tu học Pháp Tổ tại các Thiền Đường trên thế giới rất thành công. Vậy bài thơ Chân Lý, Đức Sư Tổ DASIRA NADARA viết từ lúc nào?II. VIẾT TỪ LÚC NÀO?Qua tiểu sử của Đức Sư Tổ DASIRA NADARA, cuộc đời hoạt động của Ngài chia ra làm 4 thời kỳ sau đây:• Từ nhỏ đến năm 25 tuổi (1846-1871): Đi học –đỗ đạt.• Từ 26 đến lúc từ quan (1871-1898).• Ẩn tu trên Hy Mã Lạp Sơn (1899-1917).• Thành đạo và ra đi (1918-1924).Vốn ôm ấp Lý Tưởng Cứu Nhân Độ Thế, sau khi đỗ Tiến Sĩ Triết Học Đông Phương (1898) và nhất là lúc ẩn tu trên Hy Mã Lạp Sơn (1899-1917) có lẻ Đức Sư Tổ DASIRA NADARA đã soạn thảo và viết Bài Thơ Chân Lý. Sau này Ngài găp gở Đệ Nhị Sư Tổ NARADA MAHATHERA, trao đổi bàn bạc bài thơ nói trên (1918-1924) như gởi gắm tất cả tinh thần nguyện vọng của Ngài cho hậu thế, DASIRA NARADA CHÂN LÝ còn là một bài Kinh mà Đệ Tử của Ngài cần nghiên cứu, làm kim chỉ nam tu học, thêm sáng tỏ CHÂN LÝ ĐẠO ĐỜI đang theo đuổi, học hỏi cho mỗi ngày thêm thăng tiến.

III. HÌNH THỨC BÀI THƠ:• Văn,thơ là loại hình văn hóa, nghệ thuật có tác dụng thẩm thấu vào lòng người, thường được tác giả diễn tả tâm trạng hồn nhiên hay u uẩn của con người trước một hay nhiều vấn đề trong biến thái vô thường của cuộc đời ngọt bùi hay cay đắng. Bài thơ CHÂN LÝ của Đức Sư Tổ DASIRA NARADA được viết dưới một dạng khác,như “VĂN DĨ TẢI ĐẠO” , dùng văn thơ thuyết phục quần chúng về ĐẠO của Ngài (Đạo: Lẽ thật ) tức Pháp Môn VDPHT do Thầy Chưởng Môn NGUYỄN ĐỨC THUẬN và Cô Chưởng Môn NGUYỄN NGỌC H ẢI đặt ra tên gọi, là danh xưng Pháp Môn hiện nay. Bài thơ được hiểu như một THÔNG ĐIỆP ,một văn kiện lịch sử của Pháp Môn , gởi gấm lại cho hậu thế sau khi Ngài thành đạo rồi ra đi (1918-1924).• Về phương diện hình thức, bài thơ có 73 câu, 581 chữ, ngôn từ bình dị, trong sáng, không cầu kỳ, khúc chiết, dễ học, dễ nhớ gồm:- 1 câu 9 chữ:“Gieo hạt giống phải khôn ngoan đừng vung vẩy “- 4 câu 7 chữ:“Thuyền có nước thì thuyền mới chạyĐạo có Đời thì mới phát huyĐời giúp ta sáng trên đường ĐạoTa giúp đời trong lúc lâm nguy….- 68 câu còn lại: Đều là thơ 8 chữ.

IV. BỐI CẢNH LỊCH SỬ BÀI THƠ:

Năm 1924, sau khi thành Đạo tại Hy Mã Lạp Sơn, Đức SưTổ DASIRA NARADA đã ra đi biền biệt. Cuộc chiến tranh 1914-1918 và kế tiếp 1938-1945 là những biến cố lịch sử thế giới vô cùng trọng đại xảy ra, gây kinh hoàng cho loài người với 2 quả bom nguyên tử trên đất Nhật, làm long trời lở đất khắp hoàn vũ. Nhân loại quằn quại khổ đau trong cơn ác mộng, rồi nạn đói kém hoành hành, họ khủng hoảng niềm tin và khao khát tình yêu thương đồng loại, đó là nguyên tố tinh thần nổi bật về sự băng hoại văn hóa , đạo đức của nhiều dân tộc trên thế giới mà mãi cho tới nay, việc hàn gắn vần còn là vấn đề chờ đợi.. Do một cơ duyên, ơn trên đã chọn Việt Nam làm “cái nôi” của Pháp Tổ. Và Đệ Nhị Sư Tổ NARADA MAHATHERA đã đem pháp Tổ về Việt Nam. Quả thật, đây là một điều vô cùng may mắn cho Dân Tộc Việt.

Trước thảm trạng của nhân loại, VI DIỆU PHÁP HÀNH THIỀN như một vị cứu tinh, như một quyền năng màu nhiệm “cứu sinh độ tử” xây dựng lại tình người với giáo lý tu học cao siêu, thâm hậu, đầy tính nhân bản sáng tạo. Căn cứ vào thực tế, bao nhiêu năm qua, Thầy Cô Chưởng Môn đã xả thân, hy sinh , vượt nhiều thách thức đi khắp nơi trên thế giới rao giảng chân lý Tổ, gieo giống Bồ Đề,mà cho đến nay, có hơn 50 Thiền Đường được thành lập trên khắp thế giới từ Âu sang Á, Mỹ Châu, Úc Châu… Với hàng ngàn môn sinh mỗi ngày đến tụ tập, hàng vạn bệnh nhân được cứu chữa bằng Pháp Tổ Vi Diêu. Điều quan trọng nhất là vấn đề khai Tâm Thức, mở Trí Tuệ, chuyển Tâm Linh cho con người, phục hồi Đức Tin, nâng cao sự hiểu biết ,sáng suốt để diệt khổ, thăng hoa phẩm hạnh, đạo đức, đem lại lợi ích thiết thực, lành mạnh cho bản thân, gia đình và xã hội họ đang sống. Phải thực tâm vô tư mà nói, Vi Diệu Pháp Hành Thiền, qua tu học đã gìn giữ, bảo vệ và hơn thế nữa đã chỉ dẫn cho con người cái tài sản quý giá nhất của chính họ, đó là Tình Thương, Đức Tin và Trí Tuệ làm lẽ sống đời đời.

1. NỘI DUNG BÀI THƠ

Đây là những điều Tổ dạy cho con cái Ngài về Chân Lý bất biến của đời sống cũng như Đạo Pháp. (Xin nhắc lại : Đạo là lẽ thật và Pháp Môn của Tổ không phải Tôn Giáo). Mở đầu bài thơ, Ngài nêu lên hình ảnh cụ thể “Thuyền và Nước, Đạo và Đời”, gắn bó nhau, cần thiết cho nhau. Chân Lý là sự thật. Xưa nay trên thế gian này, các hoạt động tôn giáo do con người lập ra đều nhằm mục đích xây dựng tử tế hoàn thiện cho con người trước khi họ tu học trở thành Thần, Thánh, Tiên, Phật v.v… Con người là một vũ trụ thu nhỏ, họ là trọng tâm phát sinh Nhân, Quả, Thiện, Ác, là đầu mối tạo tác chướng nghiệp, luân hồi. Vốn xuất phát từ Thượng Đế như một tiểu hồn, tức tiểu linh quang, xuống cõi hồng trần tu học Danh – Lợi – Tình, nên con người cần sự gột rửa, rèn luyện, chịu đựng, vươn lên qua nhiều thử thách, cam go trước khi hoàn hảo trở về cội nguồn lúc xuất phát. Bài thơ ý tứ nối kết nhau chặt chẽ, mạch lạc, không thể phân tích theo từng đoạn, nhưng đại thể, Tổ dạy về Đời Đạo song tu, về những gì mà người con Tổ phải làm, phải thực hiện, phải đạt tới. Tình Thương, Đức Tin và Trí Tuệ là các yếu tố căn bản mà người môn sinh tu học Pháp Tổ cần có được để giác ngộ, diệt khổ, thăng tiến tâm linh và cuối cùng là giải thoát. Giải thoát trong khi còn tại sự sống. Đức Sư Tổ DASIRA NARADA sau 18 năm khổ luyện trên Hy Mã Lạp Sơn, Ngài đã phấn đấu lâu dài với thời tiết khắc nghiệt, với vọng tưởng nội tâm, và cuối cùng thành Đạo. Trước đó, có bao vị chân tu khổ hạnh, kém may mắn, không thành công.

Ngày nay, đề cập đến Đức Sư Tổ DASIRA NARADA, loài người trân trọng ngưỡng mộ công đức vô lượng “cứu sinh độ tử” của Ngài, cho đến mãi mãi sau này.

1. VÀO ĐƯỜNG TU: (VỚI MÌNH)

Sau khi chứng minh chân lý, không phải là những gì cao xa, không thấy được, mà chính chân lý ở ngay nơi các vật tầm thường, trước mắt chúng ta (Thuyền – Nước) và cũng thế ấy, Đạo ở trong Đời và Đời phải có Đạo vì con người sống gắn bó chôn chặt ở đó. Chân lý xuất phát từ thực tế, bởi Đạo của Ngài: “Khoa Học Tâm Linh”.

Khi đã “nắm bắt” được chân lý rồi, con người phải tự mình nhận thức đúng, sai, tốt, xấu, trắng, đen và đem hết can đảm (Dũng), thay đổi, chuyển hóa, làm một cuộc cách mạng bản thân (cách mạng: thay cũ đổi mới, mà cái mới tốt hơn cái cũ). Điều này xem ra dễ mà rất khó, khó mà quyết tâm thực hiện cũng dễ thôi! Đức Phật: “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là một cuộc chiến tranh oanh liệt nhất!” Đức Sư Tổ DASIRA NARADA căn dặn các đệ tử của Ngài không kém:

“Vào đường tu phải tuyệt vời can đảmDám len mình trong nghịch cảnh mà đi…”

Nghịch cảnh của người tu Pháp Tổ thì đầy rẫy khi nghiệp lực vô minh và ái lực vẫn còn ngự trị và hoạt động mạnh mẽ trong tâm thức mỗi người. Nhưng Ngài đã cho chúng ta “thuốc trị độc”, đó là” Tình Thương, Trí Tuệ, Luân Xa và đôi tay màu nhiệm qua thiền định…

Thực ra, tu theo bất cứ một pháp môn nào, một tôn giáo nào, người tu cũng phải tự tìm cách vượt qua những thử thách nhất định, kiềm chế sự phóng túng bản năng, nâng cao kiên nhẫn, chịu đựng. Không “đứng núi này trông núi nọ”, người tu học phải tự tạo cho mình một niềm tin. Không lay chuyển, đó là định hướng tiến tu, Tâm không thiên lệch…

Đi từ ý thức chịu đựng tới dấn thân là một quá trình chấp nhận hy sinh, đôi khi xả thân cho mục đích phụng sự tiến hóa, ấy mới chính là tiêu chí của người tu giải thoát, Đức Sư Tổ DASIRA NARADA còn nhắc nhở, khí tiết cúa người con Tổ:

“Không bao giờ nao núng trước quyền uy,Không khiếp sợ loài nào phi đạo đức!”

2. VÀO ĐƯỜNG TU (VỚI NGƯỜI)

Đời thường, những phần tử cơ hội đầy rẫy, họ bon chen, dùng thế lực làm phương tiện đạt cứu cánh, đôi trường hợp bẩn thỉu, chà đạp nhân cách hoặc quyền lợi người khác để phát huy thanh thế tiến thân cho riêng mình. Ngài cảnh cáo sự bí hiểm của nhân tâm mà người tu phải biết đề cao cảnh giác: “Không nao núng, không khiếp sợ sự quyền uy của bọn người phi đạo đức…”. Ngài tiếp:

“Đời chuyển lưu theo định luật thăng trầmNên nghiên cứu với bình tâm thiện ý”.

Theo Ngài: Bình tâm và thiện ý là điều kiện cần và đủ để thích ứng với định luật thăng trầm (vô thường) của cuộc sống trước những biến thái đó, người con Tổ phải:

“Tâm phân minh sâu rộng tựa hải hà,Ta trung lập cân phân và tổng hợp”

Tâm. Vạn Pháp Qui Tâm. Trên thế giới này, tất cả các pháp đều qui về một mối, đó là tâm. “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” – (Cụ Nguyễn Du – Kiều).

Đức Sư Tổ DASIRA NARADA chú trọng đến chữ Tâm nên trong bài thơ của Ngài, dùng đến 7 chữ Tâm qua nhiều ý nghĩa khác nhau để diễn tả quan điểm Chân Lý:

“Để đo lường bí hiểm của nhân TâmNên nghiên cứu với bình Tâm thiện ýTâm phân minh sâu rộng tựa hải hàTâm mưu cầu cho hạnh phúc đại đồngTâm Xây dựng cho mọi người chung hướngTâm nhận thức vạn vật đồng nhất thểTâm thánh hiền ngộ chân lý vô tư…”

Vậy Tâm là gì mà các Đạo hay đề cập tới? Xin thưa: Tâm không có hình tướng, dài, ngắn, vuông, tròn, xanh, đỏ, trắng, vàng, không dùng mắt thấy, tai nghe hay sờ mó được. Tâm là cái hiểu biết phân biệt, cũng gọi là tinh thần, nhờ nó có tác dụng, nên chúng ta biết có Tâm (như chúng ta không thấy điện sáng nếu không cho điện vào đèn, cho điện vào quạt để quạt chạy v.v…)

Tâm có 2 phần chính: Chân Tâm và Vọng Tâm, có khi gọi là phàm Tâm. Người tu gạn lọc phần Vọng Tâm, Phàm Tâm Chân Tâm sẽ hiện ra như nước hết sóng thì tánh nước bằng phẳng tự nhiên lại.

Trong cuộc hành trình tìm chân lý, vất vả nhất là “Tu với Người”, vì mỗi con người “là một cái ta”, ta là ngã, ta là tôi. Tôi là tội, thì đi tìm “vô ngã”, biết lần mò nơi mô? Sự khó khăn, thách thức lớn cho đệ tử Tổ ở điều này, nếu không vượt thoát được thì chữ “mạn” (kiêu mạn) sẽ phá đường tu một cách oan uổng.

Đối với ta? Ta không còn vì ta (vì người)Đối với Người? Tình thương trong tất cả (Tâm)Đối với Đạo? Không phân biệt (Đại Đồng)

Ý niệm trên không đơn giản thực hiện nhất là “Đối với Ta”. Trong đời sống hàng ngày, cũng như trong Đạo Giáo, Chánh, Tà, bao giờ cũng lẫn lộn với nhau, như vàng thau hoặc chia phe đối đãi. Đức Sư Tổ DASIRA NARADA coi đây là một bài học tối quan trọng mà con cái của Ngài phải hết sức cảnh giác “quan sát khắp muôn màu” để “rút ra nhiều kinh nghiệm” đế “phân biệt trắng đen, ưu khuyết ”. Theo Ngài, “Đời chuyển lưu theo định luật thăng trầm”, vô thường, bất định nên mọi vấn đề cần được “nghiên cứu với bình tâm thiện ý”. Từ đó, chúng ta dùng trí tuệ phân tích để học hỏi những người cùng chung lý tưởng. Đối với kẻ “không đồng quan điểm”, chúng ta “không xem trọng, xem khinh” mà “điều nghiên chánh tà” với “tâm phân minh sâu rộng tựa hải hà” để tìm ra chân lý. “Họ tất cả đều là thầy miễn phí”, giúp chúng ta phân tích, nhận định sáng suốt nâng cao niềm tin lập trường tu học của mỗi người chúng ta… Được như thế “người tu chỉ có bạn mà không có thù”…

3. VÀO ĐƯỜNG TU (VỚI XÃ TẮC)

Xưa nay, bất cứ một tổ chức quần chúng nào, vấn đề Phê và Tự Phê vẫn là vũ khí lợi hại cho việc xây dựng tập thể để tiến bộ. “Nhân vô thập toàn” đã còn làm người ai cũng có ưu và khuyết điểm. Điều quan trọng cần thiết, theo Đức Sư Tổ:

“Biết sai trái sửa sai không tái phạmThất bại rồi giác ngộ ắt thành công “

“Sửa sai không tái phạm” là một vấn đề cân não đòi hỏi người thực hiện phải hết sức can đảm nếu không nói là bản lĩnh. Được như thế “thất bại rồi” mới có cơ hội hiểu biết, rút kinh nghiệm tới thành công.

Trước một tập thể hay một xã hội đi vào những chọn lựa “lăng nhăng bát nháo, tà, chánh, ác, thiện lẫn lộn, con người bị lôi cuốn hay bị xô đẩy vào những”chân lý” có vẻ mơ hồ , “nghiêng bên này hay ngã gật bên kia “ có nhiều chủ nghĩa này nọ phịa ra, đánh lận vào con đen, tráo trở, nhằm lừa gạt con người phải gánh chịu hậu quả đau thương, phiền não, trải qua nhiều kiếp, hàng thế kỷ… Đức Sư Tổ DASIRA NARADA nhận định :

“Cái chân lý mọi người đều chấp nhậnKhông biên cương, không giai cấp màu daVới tình thương nhân loại khá đậm đàKhông vị kỷ đam mê hay vụ lợi….”

Trên tinh thần phụng sự cho ý nghĩa tiến hóa Đạo Đời, với cứu cánh là an bang tế thế. Đó là mục tiêu tối thượng:

“Tâm mưu cầu cho hạnh phúc đại đồngTâm xây dựng cho mọi người chung hưởngTâm nhận thức vạn vật đồng nhất thể…. “

Ngài khuyên con cái Ngài:“Tu để biết việc đời đầy mâu thuẫn,Biết san bằng muôn vạn nẻo chông gai…”

Trên đường tiến tu, một công đức nào, dù nhỏ nhặt đến đâu, cũng được ngài quan tâm “ nhặt lấy trả đủ về huynh đệ”.

4. VỀ MỘT NỀN HÒA BÌNH CHO NHÂN LOẠI:

“Với cứu cánh là an bang tế thế” và “Tâm mưu cầu cho hạnh phúc đại đồng”, là ước vọng chung của loài người khắp trên hoàn vũ. Nhưng tiếc thay, con người chưa có được một ngày an lành, một ngày trên thế giới không có chiến tranh, chết chóc, hận thù,một ngày trên quả đất không có thiên tai, bão tố, lụt lội, động đất , sóng thần, một ngày nhân loại không có nơi nào thiếu ăn, đói kém… Nghiệp quả của con người và dân tộc họ gánh chịu còn là một vấn nạn kéo dài không biết bao giờ chấm dứt? Nếu Tâm mỗi chúng ta bình yên, không dao động về những tham vọng, tranh chấp lợi quyền, tranh đua hơn thiệt… Trên thế giới sẽ có Hòa Bình tức khắc. Từng sát na tư tưởng xấu của loài người thải ra ngút trời khiến khối trượt bao trùm hoành hành không dứt. Nhưng điều này lại đúng với sự tiến hóa của thiên cơ (cơ tiến hóa), nên con người cần phải Tu và hướng thượng thanh lọc, gột rửa….

5. HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI.

Nhìn về những thế hệ tiếp sau. Đức Sư Tổ DASIRA NARADA nhắn gửi đến họ những lời tâm huyết:

“Gẫm cuộc đời thật chẳng có bao lâuLàm kiếp người cũng nào đâu dễ cóBởi cho nên trót sinh trong trần thếPhải làm sao cho xứng đáng kiếp người”…

Sống” cho xứng đáng kiếp người” là điều tùy theo căn cơ hạnh nghiệp của mỗi chúng ta, sự quyết tâm tu học về chánh đạo để khai phóng tâm thức, chuyển hóa tâm linh, giác ngộ diệt khổ và giải thoát là vấn đề lớn không dễ hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng này trong một sớm một chiều, có khi đến vô lượng kiếp. Nhưng phải khởi đi từ những bước đầu để tạo cơ may vào kỷ nguyên Thánh Đức là Ngươn của Thế Giới Đại Đồng, thế giới này được dựng lên bởi con người biết yêu thương, kính trọng, biết Hành được chữ Hòa – Hòa Đồng, Hòa Hợp, Hòa Ái như huynh đệ ruột thịt trong nhà. Con người trong xã hội này phải có trình độ tiến hóa cao về đạo đức, lòng từ bi,đức tin và trí tuệ. “Ngày phán xét cuối cùng” sẽ chọn những tiêu chuẩn này.

Đức Sư Tổ DASIRA NARADA luôn luôn sát cánh với con cái Ngài để dẫn dắt tới tương lai Pháp Tổ. Ngài ân cần dạy :

“Gieo hạt giống phải khôn ngoan đừng vung vẫyMà ném gần gốc cội của cây toDùng t àng cây che lấp mộng bé thơHầu tránh được miệng chim muông nọc rắnCây núp bóng nhờ cội tàng che khuấtVà lớn lên bên cạnh gốc thân già….”

Nhiệm vụ của người con Tổ là phải gìn giữ, bảo vệ, phát huy PhápMôn của Ngài dưới mọi hình thức để quảng bá tư tưởng ưu việt củaNgài, đi sâu vào đời sống nhân quần xã hội. Phụng sự Pháp Tổ làphụng vụ cho cơ tiến hóa của thiêng liêng , vì lợi ích chung cho mọingười cũng là lợi ích của chính mình, nhưng tất cả việc làm đó phảiluôn đề cao cảnh giác, hết sức thận trọng, khiêm cung “gieo hat giốngphải khôn ngoan đừng vung vẫy”….. vì lũ chim muông, nọc rắn chờchực hành động độc ác nham hiểm…

VI. PHẦN KẾT

DASIRA NARADA CHÂN LÝ, tuy chỉ co 73 câu, 581 chữ nhưng ý tứ bao trùm cả chí hướng rộng lớn, vĩ đại của Ngài, nói lên nhiệt tâm, thành ý thiết tha của Tổ trong việc chỉ đạo cho con người tu học. Đây cũng là một thông điệp rất quan trọng gởi cho thế nhân với những lời chân tình khuyên giải, chứng minh bằng chân lý Đạo Đời đích thực lợi ích, nâng cao niềm tin, mở rộng trí tuệ sáng suốt và chuyển hóa tâm linh cho con người trong thời kỳ nhân loại được thử thách, chọn lọc đi vào kỷ nguyên mới, trong thời điểm này con người sống đầy đủ tình thương, hòa đồng, hòa hợp và hòa ái như ruột thit. Ở đó, không vị kỷ, tranh chấp, hận thù nên chiến tranh thiên tai đau khổ phiền não đã hết cần thiết cho sự trui rèn, thử thách. Thời thượng nguơn Thánh Đức sẽ diễn ra sau “Ngày phán xét cuối cùng của Đấng Tối Cao”. Chúng ta hãy nhanh chân tu học, thi vào trường lớp lý tưởng nhất đang chờ đón mọi người con Tổ chúng ta – Về Nguồn:

“Tình tổ quốc vạn đời luôn bất diệtYêu nhân loại nào khác thể yêu ta”

Nguyện cầu Thần Lực Đức Sư Tổ DASIRA NARADA độ trì phò hộ mọi điều tu học thuận lợi viên mãn…

MÙA XUÂN TÌM LẠI

Trong 6 năm qua, kể từ ngày Thiền Đường Vi diệu Pháp Hành Thiền Rosemead hoạt đông, cứ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, vào các ngày làm việc, dù mưa hay nắng. Hắn cũng ngồi lặng thinh sau chiếc bàn cũ kỹ đặt ở cửa ra vào. Hắn tư lự nhìn số bệnh nhân đi qua, có người da mặt xám xịt, tái xanh, hoặc bước không nổi phải chống gậy, ngồi xe lăn…Đôi trường hợp trong số Họ được Bệnh Viện cho về “ăn uống tự do” đợi đến ngày… quả tim.ngưng đập! Hắn thường nghỉ đến quả tim của một người lớn tuổi như hắn, mỗi ngày co bắp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu chừng 8 ký lô, liên tục không nghỉ ngơi, kể cả lúc ngủ. Máu lưu thông qua nhiều kinh mạch vi tế, nếu trải dài các kinh mạch lớn nhỏ này cũng đo được hàng trăm ngàn cây số! Mạch máu là những ống dẫn làm việc lâu năm, sự co giãn trục trặc, có khi khô cứng, nên tuổi cao khả năng tai biến càng lớn, thường thấy ở những người cao huyết áp hoặc mỡ trong máu. Một số bệnh như tiểu đường, hút thuốc lá…. cũng thường xảy ra tắc nghẽn mạch máu. Nói thế chứ ít người lo sợ, họ cứ ăn uống thỏa thích, hả hê vì họ chưa thấy quan tài… và cuối cùng, họ giao phó bổn mạng cho Bệnh Viện , khi cần đổ lên đầu Định Mệnh là xong! Cũng có người , cả đàn ông lẫn đàn bà, tuổi còn trẻ,đang sống trong tâm trạng lo âu, bồn chồn , chán nản vì ốm đau bệnh tật vò xé, trăn trở sau thời gian dài đua chen ngụp lặn trong cuộc sống đa đoan, loc lừa, thủ đoạn với biết bao phiền não kéo dài không dứt! Sự sung mãn sức khỏe một thời gian bị đánh mất vào những phấn đấu cho tiền tài, danh lợi, tình cảm, rồi ảnh hưởng chiến tranh, thù hận vẫn còn đó những tích khổ trong tâm khảm họ. Trạng thái tâm lý con người chuyến biển vô thường, phức tạp đôi lúc hoang tưởng, tâm họ chứa đựng những ray rứt buồn chán không lối thoát dẫn tới bệnh. Hư bệnh. Hư bệnh chạy chửa lung tung lâu ngày qua thực bệnh.Đây là giai đoạn rắc rối. Thầy cô trong các bài giảng đều có nhận xét 80 phần trăm bệnh tật ở thế gian này xuất phát từ đó. Tâm. Tâm sinh nghiệp.Dục vọng qua suy nghĩ và hành động thiện ác, tác tạo ra nghiệp, nó đeo đuổi con người như hình với bóng qua nhiều đời kiếp mà hậu quả là sự trả giá khổ đau hay hạnh phúc ngày nay. Trên đời, người thường thông minh trong việc ác, biếng nhác làm điều thiện, nên bệnh tật cứ trên đà gia tăng….Hơn 6 năm qua, tại Thiền Đường này, hắn thấy không ít người ngộ được điều đó, họ đã tự làm một cuộc cách mạng bản thân vô cùng ngoạn mục nhờ Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền, hắn đang tu học và lần hồi chiến thắng vẻ vang, đem lại vinh quang cho sức khỏe. “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình, tự thắng mình là một cuộc chiến thắng oanh liệt nhất”. Hắn nói “ làm một cuộc cách mạng bản thân”, thật ra, chẳng có gì ghê gớm lắm vì không đổ máu, có thể nói cuộc cánh mạng “nhung” nhưng không dễ mấy ai quyết tâm thực hiện được. Ngôn từ Cách Mạng có nghĩa là thay đổi cái cũ đổi cái mới mà cái mới tốt hơn cái cũ. Vậy thì cái cũ như thế nào mà phải thay? Định luật tiến hóa không ngừng của nhân loại như thác nước chảy siết từ các nhánh sông ra biển, con người muốn tồn tại phải Tu, phải Sửa từ xấu đến tốt, từ dữ đến lành, từ giã đến chân. Đời một con người chỉ là giai đoạn của sự tiến hóa đó. Đi từ kim thạch lên thảo mộc, đến cầm thú, rồi tới làm người. Đây là con đường chông gai nhiều thử thách nối kết nghiệp duyên – nhân quả - luân hồi để tiến đến quả vị các bậc Tiên Thánh, Minh Triết ,điều mà ai cũng mong ước. “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”. Sự chân chất, chân tâm – chân ngã lúc đầu bị cuộc đời ô trượt, nhồi nặn, biết chất lươn lẹo thậm chí thoái hóa, bộc lộ bản năng thô bỉ, phàm ngã phát triển, hủy hoại niềm tin, lý tưởng… và con người bị màng u minh che lấp mất định hướng tiến tu. Tâm hồn chúng ta như một khu vườn hoang dã, cây cỏ um tùm, đủ loại tai hại, thay vì phải chặt bỏ, đốt phá, con người lại nâng niu, tưới bón ngày càng tươi tốt, trù phú, râm rạp. Có lẽ cây cổ thụ ích kỷ được con người chăm sóc tận tình nhất bên cạnh loại tam độc tham sân si, hiên ngang sừng sững.

Hắn hình dung được khu vườn ấy còn có thêm nhiều cỏ dại mọc đầy tất cả làm thành phiền não và bệnh tật, phát từ nghiệp chướng. Người làm cách mạng phải nhận diện kẻ thù, trù liệu kế hoạch thay đổi. Tất nhiên vấn đề thiên nan vạn nan thương tổn, vì nhu cầu cái xấu đã thành nếp, ăn sâu bám rễ vào khu vườn từ lúc con người lọt lòng mẹ tới nay. Nói như thế không có nghĩa là chẳng ai làm đươc. Rất nhiều người giác ngộ cách mạng liền ra tay tự cứu mình qua con đường tu học nhiều hình thức trong các Tôn Giáo, Pháp Môn, nhưng quan trọng nhất là phải chọn lựa con đường nào ngắn nhất mà lại có hiệu quả nhất. Hiệu quả ở đây là công đức do chính mình đạt được cho người khác, và người khác cho người khác nữa như một sợi dây chuyền lợi ích không bao giờ chấm dứt. Qua trải nghiệm Hắn thấy Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền thỏa mãn được điều ấy một cách trọn vẹn.

Đề cập tới Pháp Môn VDPHT là phải đê đầu đảnh lễ, tri ân sâu xa Đức Sư Tổ DASIRA NARADA. Như chúng ta đều biết, Đông Phương, nói chung, vốn là vùng Thánh Địa, vượng khí bao trùm từ Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng, đã sinh ra lắm bậc đại chí, Danh Sư siêu phàm. Ngày 24-10-1946 tái Srilanka, một vĩ nhân đã chào đời rồi trưởng thành tới học vị Tiến Sĩ, đang làm việc cho Nhà Nước, ngộ đạo, rũ áo từ quan, âm thầm ẩn thân tu luyện trên Hy Mã Lạp Sơn suốt 18 năm trường, tự chiến đấu với vọng tưởng nội tâm, tự khắc phục với đói khát bệnh tật nơi thời tiết khắc nghiệt quanh năm rừng núi thâm u tuyết mây bao phủ. Ngài đắc đạo, tìm được mạch sống hằng lưu của vũ trụ ứng dụng vào con người, không những cứu sanh mà còn độ tử. Pháp Môn VDPHT, ra đời từ đó, sau 1924, năm Ngài ra đi biền biệt không về, và hiện nay, cũng như mãi mãi sau này, nhân loại hưởng được thành quả từ công đức của Ngài DASIRA NARADA. Tu sĩ NARADA MAHATHERA được truyền lại, làm Đệ Nhị Sư Tổ của Pháp Môn, Ngài đã sang thăm Việt Nam, giảng Pháp, mang kinh tạng Pali, Ngọc Xá Lợi và cây Bồ Đề từ Ấn Độ cúng cho Phật Giáo Việt Nam năm 1950. Đây là hồng phúc cho dân tộc chúng ta. Điều đạc biệt, trước đó, Ngài vốn xuất thân là môn đồ ngoan đạo của Thiên Chúa Giáo, tầm hiểu biết và đạo hạnh Ngài thật viên mãn. Ngài còn là tác giả cuốn Đức Phật và Phật Pháp, một tập sách rất có giá trị đương thời do ông Phạm Kim Khánh dịch ra tiếng Việt.

Buổi bình minh của Pháp Môn VDPHT có thể nói, Việt Nam là nước đầu tiên tiếp nhận. Thầy cô chúng ta đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam trong những ngày đầu, về sau ra Hải Ngoại, thời gian đến nay cũng hơn 20 năm. Nhờ không khí tự do ở các nước, Thầy Cô đã mở các khóa học dựng nhiều Thiền Đường khắp nơi trên thế giới cứu giúp hàng vạn người được giảm hoặc lành hẳn bệnh, kể cả những bệnh ở vào thời kỳ thử thách của y khoa. Thầy nói: “Tôi tin chắc rằng, với sự hiểu biết truyền bá Pháp Môn trong tinh thần trách nhiệm của thế hệ chúng ta, Pháp Tổ sẽ lưu truyền mãi mãi cho Nhân Loại và tôi quả quyết rằng hậu thế sẽ thừa hưởng những gì chúng ta đang cố gắng xây dựng”.

Nhớ ngày mới gia nhập Pháp Môn, cách nay hơn 6 năm, Hắn nhìn lại tưởng chừng đã trải qua nhiều kiếp, xa xôi dịu vợi. Thật không thể tưởng tượng trong thế giới tâm linh của Hắn. Cuộc cách mạng bản thân với đấu tranh gay gắt liên tục và sống động giữa chánh và tà, tốt và xấu, đúng và sai, bệnh tật như cơn lốc hùa theo dành quyền làm chủ bản thể, có những lúc bọn “tam bành lục tặc” dắt chí nổi lên quậy phá, khảo đảo, con người Hắn cô đơn như đứng trên vực thẳm, hiểm nguy của mọi tình thế, với nhiều thử thách, mà thử thách nào cũng nghiệt ngã chất ngất. Và Hắn âm thầm quỵ xuống, đứng dây… Hắn nhớ những câu người ta nói: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, và đường đời còn lắm gian truân, đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu! Hắn nghĩ: làm cách mạng là bị tù đày, súng kề tai, gươm kề cổ, còn Tu thì Sư Tổ đã dạy:

“Vào đường Tu phải tuyệt vời can đảmDám len mình trong nghịch cảnh mà đi”

Và Hắn đi trong quên lãng của gia đình, lách mình ngoài xã hội. Khi chân bắt đầu cứng và đá đã mềm, cái đầu và quả tim Hắn sắp ở gần một chỗ, thì vùng trời trí tuệ như ẩn hiện tinh tú bao la, mây đen tan biến, ôi huyền dịu, những gì Hắn thấy được, biết được, như người mù gặp ánh sáng, trong ngôi nhà VDPHT mà cho đến nay Hắn chỉ mới bước lên tới cấp 5!

LờiThầy: Một ngày không tiến là một ngày chết, một người không tiến là một người bị tụt hậu. Hắn nghĩ, sự tụt hậu nào cũng bị luật tiến hóa đào thải trước vòng quay tự nhiên của nó.Lúc đầu, mới gia nhập Pháp Môn,hắn cũng như hơn 500 khóa sinh khác nơi này chưa đánh giá hết sự vi diệu của VDPHT mà chỉ xin học để tự chửa bệnh cho chính mình, đồng thời giúp người khác cũng giảm hoặc dứt bệnh. Học tập, hành thiền, truyền năng lượng nào đâu tốn kém gì. Một tuần tới 6 buổi. Mổi buổi từ 6 đến 8 giờ rưỡi,riêng thứ Bảy, 9 giờ rưỡi đến 12 giờ trưa. Thôi OK. Không bị vướng bận gì vào thời khắc đó. Tuần sau, sau khi học tập xong, tới Thiền Đường sinh hoạt, hắn thấy vui, truyền năng lượng cho bệnh nhân là một việc làm thích thú, nối kết tâm hồn đồng cảm giữa con người với nhau…Một thời gian ngắn sau Hắn cảm nhận được luồng Thiên khí của Tổ phóng vào các luân xa huyệt đạo như khi Thiền định hoặc truyền năng lượng chỉ là phương tiện Tu lúc đầu. Những bệnh nghẹt mũi , mỏi mệt tứ chi vì phong thấp của hắn đã biến mất lúc nào không rõ, bệnh sạn túi mật đi siêu âm thấy teo nhỏ lại phân nửa.Bệnh mất ngủ từ lâu, nay không cần uống thuốc hằng đêm cũng có được một giấc ngon lành từ đầu hôm tới sáng. Sau thiền định, con người Hắn thoải mái, tâm hồn phơi phới nhẹ nhàng… Tuy thủ tục nhập môn đơn giản, chỉ cần đủ 18 tuổi, không phân biệt tôn giáo, màu da, giai cấp, không có yêu cầu cạo đầu, ăn chay, giữ gìn tam quy ngũ giới … Vì Đời Đạo song tu. Pháp Môn chủ yếu thiền định truyền năng lượng chữa bệnh. Phần đông những người đến với pháp môn họ chỉ muốn được giúp về thân bịnh. Khi thấy giảm hoặc hết bệnh sẽ ghi tên theo học và được mở LX hướng dẩn cách TĐ giúp đời. Và các môn sinh nầy sẽ mời gọi người khác cũng làm như mình. Đến lúc nào đó thế gian sẽ đầy rẫy những người biết thiền định, chữa bệnh, tu học giúp đời… đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người– Người tu học Pháp Tổ phải đạt cho kỳ được mục đích cuối cùng, cũng là cứu cánh của Pháp Môn đó là Diệt Khổ và Giải thoát. Giải thoát ngay trong khi còn tại sự sống, đối với Pháp Môn này, hễ có quyết tâm bền chí là được. Điều tiên quyết là người môn sinh phải làm cuộc cách mạng bản thân, bằng tình thương, hạnh Bồ Tát. Thật khó tin khi lòng bác ái đã bị tàn lụi, sự rung động tâm thức của con người bị nhiều cơn sốt ích kỷ cưỡng chế, lòng tốt con người bị hoài nghi. Nhưng luật tiến hóa của vũ trụ phán xét qua thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, buộc con người phải trả giá, giúp con người tỉnh ngộ trở về với chân ngã, còn chậm hay nhanh tùy thuộc vào sự thức tỉnh tu học của họ.

Đối với Pháp Môn VDPHT, Đức Sư Tổ DASIRA NARADA đã tiên liệu thiên cơ, rút ngắn giai đoạn tu học, nếu người môn sinh quyết tâm thực hiện đứng đắn lời Ngài dạy, trong một thời gian, kết quả tiến bộ thấy rõ qua nhận thức về con người, tâm linh và sự Tiến Hóa của vũ trụ. Trong bài viết “Hành Trình Tiến Hóa”, Thầy giải thích: “Đức Sư Tổ DASIRA NARADA nhận lãnh sứ mệnh thiêng liêng đã mang đến cho nhân loại chúng ta những hạt giống tình thương góp phần xoa dịu nỗi khổ đau của nhân loại; Ngài dùng những phương tiện thực tế thích hợp thời đại để cứu giúp cho nhân loại hiểu biết thức tỉnh mà tu sửa.”

Tâm truyền Tâm có thể nói là một diệu pháp mà các Pháp Môn, kể cả các Tôn Giáo cũng không thủ đắc được. Phương pháp này, người môn sinh trực tiếp nhận năng lượng của Tổ vào các luân xa, huyệt đạo, như một mãnh lực huyền vi, luồng năng lượng này rất mạnh công phá từng ngõ ngách sâu thẳm trong các bộ phận cơ thể con người, hầu hết là trượt khí u ẩn tích lũy mà thuốc thang dụng cụ y khoa không dễ gì tìm tới. Khi trượt khí bị đẩy lùi ra ngoài, cân bằng âm dương, sức khỏe bệnh nhân lần lượt được phục hồi. Quá trình thao tác này nhịp nhàng, có tính toán, thậm chí người truyền năng lượng rất nhạy cảm với bệnh nhân, có thể nhận biết tổng quát họ đang đau bệnh gì trong cơ thể. Đây là một vấn đề lớn, có tính lịch sử của nhân loại về sự thay đổi quan niệm của y học cả Đông lẫn Tây Y.Mục tiêu của việc tu học không dừng lại chỗ chữa bệnh mà còn đi xa hơn nữa. Diệt Khổ và Giải thoát. Cô giải thích:

“Tổ của chúng ta đã khai mở luân xa và dạy cách Thiền chữa bệnh trước là để có sức khỏe, sau là trí tuệ phát sinh, khi có sức khỏe và trí tuệ rồi, chúng ta mới tạo dựng được công đức, khi công đức và trí tuệ đầy đủ rồi thì mới nói tới việc Giải Thoát.

Lời Cô: “Muốn có công đức phải xả thân giúp đời, cứ giúp đỡ được một người chúng ta có một phần công đức, giúp được 10 người thì có mười phần công đức, cứ như vậy ta có bao nhiêu công đức thì bấy nhiêu Nghiệp xấu được hóa giải”. Chỉ có Tình Thương và sự hy sinh cho hạnh phúc của người khác mới làm thay đổi, nâng cao nhân cách con người.

Sau thời gian sinh hoạt với đồng môn, lập công bồi đức, ban vui cứu khổ cho bệnh nhân, người môn sinh sẽ có những chuyển biến tâm linh nhất định, trí tuệ tinh tấn mở ra những vùng trời thế giới, làm thay đổi các nhận định về nhân sinh, vạn vật, thiêng liêng, niềm tin lý tưởng Pháp Môn vững mạnh… Điều quan trọng trên hết là phải có sức khỏe vì, “không có trí tuệ sáng suốt nào trong một thân thể bệnh hoạn cả” (lời Tổ dạy)

Tâm chuyển. Trí sáng. Nghiệp đổi, đó là đường đi nhất định trước ngưỡng cửa giải thoát.“Nhắm mắt mở Tâm tầm Chân LýVững lòng bền chí thị ý chân”

Khi chân ngã đã phát triển, người môn sinh VDPHT rất nhạy cảm với sự khổ đau của người khác, lòng từ ái nhen nhúm được bừng lên, ngày càng phát triển Bi, Trí, Dũng, con người lần hồi vượt thoát các mê lầm.

Đến một lúc nào đó, người môn sinh VDPHT tu học, rèn luyện, có thể buông bỏ hết gánh nặng của lòng ích kỷ, hành trang chỉ còn vỏn vẹn lý tưởng đức tin dưới ánh sáng chỉ đường của Tổ.Từ bên này bến Mê, nhìn qua bên kia bờ Giác, phải đi mới tới. Phải tới mới biết những gì xảy ra như một cuộc cách mạng đổi đời. Giờ đây, có hàng hàng lớp lớp Thiền Đường VDPHT được Thầy Nguyễn Đức Thuận và Cô Nguyễn Ngọc Hải – Chưởng Môn – Pháp Môn VDPHT, dựng lên ở nhiều nơi, hàng triệu môn sinh dắt dìu đi qua bờ giác trong vòng tay của Tổ, cứ tính hơn 20 năm qua từ khi Thầy Cô hành Pháp Tổ có hàng vạn người đã giải thoát khỏi bệnh tật, cải đổi nghiệp chướng qua sự phát tâm tiến tu của họ.

Tuy nhiên, cũng có một số môn sinh lập trường thiếu kiên định, chênh vênh chao đảo để ma lực nội tâm hay ngoại cảnh chi phối rủ rê, cám dỗ, tạo xung khắc mâu thuẫn tâm lý, không còn tỉnh táo, sáng suốt, lạc mất phương hướng. Tâm họ vọng động, Nghiệp cũ chưa giải, chồng thêm Nghiệp mới, bị quy luật tiến hóa đào thải, đẩy xuống hố sâu đau khổ. Sự sửa sai, nếu có, thời gian và tuổi tác lại không chờ! Thật đáng tiếc! Thật đáng tiếc!...

Một người bạn đồng quê Hội An Quảng Nam của Hắn tâm sự: “Tôi bị thông tim hai lần, xương sống chồng chéo lên đi không được, mất ngủ hơn 12 năm. Thuốc uống mỗi ngày một bụm. Từ ngày vượt biên qua đây tưởng sung sướng, vì các con tôi đã đỗ đạt thành tài Bác Sĩ, Kỹ Sư, vợ chồng tôi có ba sở nhà cho thuê, nhưng tôi bất hạnh ốm dài suốt mười mấy năm trường. Cuộc đời không còn ý nghĩa, ham muốn gì đối với tôi nữa. Có lúc tôi muốn tự xử, vứt hết ra đường của cải đồ đạc, nhà, xe, hoặc cho ai đó đổi lại sức khỏe bình thường trước đây, chỉ cần vài tháng cũng được để tôi đi chơi đến các tiểu bang thăm bà con, bạn bè, về Việt Nam thăm mồ mả… rồi thì… chết tôi cũng cam lòng. Tôi cứ nghĩ là số tôi đã hết… Bỗng nhiên đọc báo Saigon Times, tôi thấy chú viết về Pháp Môn này, thôi thì còn nước còn tát… Cơ duyên may mắn đã tới, tạ ơn Tổ, Thầy Cô, Huynh Đệ, hôm nay bệnh tôi được phục hồi 70%, mừng hết lớn. Chú thấy không, tôi ở xa nhưng quyết tâm bền chí, thường xuyên tới Thiền Đường, xin chữa bệnh, đi học, nay tôi là Thầy chữa, hiểu biết nội tình bệnh tật của tôi, càng giúp người tôi càng tin tưởng mạnh mẽ vào lực nhiệm màu của Tổ. Tôi quả thật đã tìm được lại mùa xuân sau mười mấy năm đen tối, khổ đau vì bệnh tật hoành hành. Tôi nhớ lại những đêm dài thức trắng, trăn trở vì phiền não lo âu, vì trượt khí phân âm uy hiếp chiếm cứ hành hạ các bộ phận trong thân xác tôi như tên tù nhân bị tra khảo!... Giờ đây, người đàn bà đau khổ trên, đã có được những bước đột phá tâm hướng thiện và hành thiện, đối với người nghèo khó, đồng cảm chia xẻ với các bệnh nhân ở Thiền Đường, đêm nào cũng chăm chú cầu nguyện cho mình và cho người khác, suốt đời theo học và phụng sự Pháp Môn…

Hắn cảm thấy phấn khởi với niềm vui hạnh phúc vô biên của người Đồng Môn, và nhiều bệnh nhân khác, cùng cảnh ngộ, đang đứng trước một mùa xuân tươi thắm đầy tin tưởng vào ngày mai.

Xin gởi đây những bông hoa rực rỡ ý nghĩa nhất của Pháp Môn đến các bạn thân thương, chúc mừng, chúc mừng…

Cali, Xuân Đinh Hợi 2007

0 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Tú Hoa, Bàn Tay Từ Ái, Darwin

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có lúc rơi vào vũng lầy đau khổ tuyệt vọng, hay bối rối hoang mang trước khúc quanh của cuộc đời, và tôi...

Bài Cảm Tưởng Của Jesse Veness

Vào tháng Giêng năm 2008, tôi đã bị một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Lúc đó, một trong những bác sĩ đã nói rằng, tôi sẽ không thể đi lại hay...

bottom of page