Livy Chung Sum Leung, Sắp Xếp Tinh Tế (2010-09), Calgary
- ghpham1210
- 16 thg 7, 2024
- 16 phút đọc
Trước khi tham dự lớp cấp 4 tại Seattle, một môn sinh mới muốn tôi viết một bài cho tập Nội San của pháp môn VDPHT. Tôi được biết là ngày cuối để gởi bài đi là ngày 1 tháng 9. Ngày hôm sau, tôi phải đi Seattle mà hôm nay đã là ngày 2 tháng 9. Người bạn mới quen nói rằng: “Sau khi kết thúc lớp học trở về, anh có thể viết bài ngay".
Sau 7 giờ giải phẫu liên tục xương cổ đốt C7 nhằm điều chỉnh vành sụn và hệ thần kinh trở lại vị trí cũ vào năm 1985. Hậu quả của lần giải phẫu này đã làm tôi đau khổ trong 20 năm và vẫn còn đây:
1. 1/3 ngón tay út phải luôn tê dại;
2. Bàn chân sưng phù;
3. Bắp chân luôn bị dọp bẻ nếu không được quấn mềm hoặc khi trời lạnh, và đó là tại sao trong phòng ngũ của tôi không có máy điều hòa;
4. Đầu gối trái dễ bị mất lực khi đang đi bộ;
5. Đầu gối bị cứng khi trời lạnh hoặc ẩm thấp;
6. Chỉ có thể đi nhanh chớ không thể chạy bộ;
7. Lưng đau thường xuyên, thắt lưng rất đau tưởng như bị gãy khi tôi phải nằm hơn 4 tiếng;
8. Mất ngủ liên tục, phải cố đọc sách để dỗ giấc và đôi khi vẫn chẳng thể thiếp đi mặc dù đã ngã lưng đến khi cột sống bắt đầu đau.
Thời gian tôi làm việc tại Hồng Kông, một số bạn khuyên tôi nên học khí công hy vọng có thể giúp cho tôi. Chẳng may là áp lực công việc cùng việc di chuyển hằng ngày ngăn tôi không học được. Tôi được biết là giữa khí công và Tai Chi có vài điều giống nhau.
Tôi đã về hưu từ năm 2006. Vì tôi muốn được sống với gia đình nên tôi đã rời Edmonton nơi tôi đã sống 20 năm và đến định cư tại Calgary. Khi rảnh rỗi, ngoài việc chăm sóc các cháu, tôi có tự nguyện làm việc với 2 tổ chức của người Hoa để có dịp gặp gỡ mọi người trong cộng đồng. Vào mùa hè 2009, một người hâm mộ luôn có mặt trong các buổi giảng của tôi khuyên tôi nên ghi danh lớp học VDPHT để trị bệnh cho mình. Tôi nghĩ không biết đó có phải là các môn khí công hay không? Tôi tự nhũ là mình phải cẩn thận hơn vậy. Hai tuần sau, khi tôi nói chuyện với cô Lau trong hội người Hoa, cô cho biết là sẽ có lớp học thiền của pháp môn VDPHT sẽ được tổ chức rất gần đây. Cô cho tôi địa chỉ và phone. Lớp học sẽ được tổ chức trong tháng 4 và lớp kế tiếp là vào cuối tháng 8 ở trung tâm Calgary 2. Bạn tôi nói tôi có thể đến thiền đường quan sát và xin trị bệnh, tất cả đều miễn phí trước khi đi học. Tôi suy nghĩ về điều này, vợ tôi mới phục hồi sau một cơn bệnh hiểm nghèo, cơn bệnh cũ liên tục hành hạ tôi, vợ chồng tôi không thể cùng nhau đến dự lớp. Tôi đã hứa với đại học Calgary là sẽ mở một khóa học tại đây bắt đầu tháng 9, thời gian này không trùng với khóa học thiền. Thiền đường Calgary 2 gần nhà, tôi có thể dùng xe bus hoặc đi bộ một giờ là đến nơi. Riêng về TĐ Calgary 1 thì khó khăn hơn, tôi phải đổi xe bus 3 lần và mất hơn 2 giờ cho một lần, trường hợp bất khả kháng là phải tự lái xe vậy. Chúng tôi mong được con gái lái xe đưa đi, nhưng cháu phải bận đi làm, nếu là giờ đêm thì cháu không thể đưa đi được. Chỉ trừ khi cháu cũng ghi tên đi học, nếu được vậy thì cháu phải có cách thu xếp. Chúng tôi cố gắng thuyết phục cháu, không ngờ cháu đã đồng ý hầu như tức khắc. Như thế là vấn đề di chuyển đến TĐ xem như đã được giải quyết.
Trước lớp học chúng tôi đã đến TĐ Calgary 2 để được trị bệnh 2 lần 1 tuần. Người trị bệnh cho tôi là ông Tần Diệp tôi được biết sẽ là Giảng Huấn trong lớp học sắp tới. Thầy Diệp cho tôi biết là sau khóa học tôi phải thiền 1 lần 3 tiếng, liên tục như vậy thì sau hơn 1 năm có thể bệnh tôi sẽ được chữa lành. Sau 2 tháng trị liệu tôi không thấy có gì thay đổi rõ ràng, tôi bắt đầu nghi ngờ về hiệu quả của việc trị liệu, có ai hỏi, tôi chỉ trả lời là có bớt một chút, tôi không muốn vì tôi mà vợ tôi mất đi niềm tin và phải bỏ lớp học. Điều khác là thầy Tần Diệp cho biết là tôi phải thiền để tự cứu mình, mà lớp học chưa đến thì làm sao mà kết luận là không hiệu quả được. Dầu sao thì bệnh đã theo tôi cả 25 năm trời, thì đâu có vấn đề gì không chờ đợi lớp học thêm vài tuần nữa. Vã lại những người giúp tôi hoàn toàn không đặt một điều kiện nào, tôi không nghĩ là tôi đã bị gạt và như thế tôi đã đủ kiên nhẫn chờ lớp học.
Cuối cùng thì lớp học cũng đến, vị Giảng Huấn nói rằng, “Khi các bạn về nhà, từ đây mỗi ngày phải thiền ít nhất 1/2 tiếng và không được ngưng một ngày nào". Vợ và con gái tôi đều cảm nhận một điều gì đó trong lúc thiền còn tôi thì không. Gia đình tôi nghĩ là việc thiền định của tôi có điều gì không đúng. Tôi hỏi thầy và ông trả lời: “Anh đã thiền được, đừng lo lắng gì cả, và cứ tiếp tục như vậy". Hôm sau, thức sớm, tôi thiền 1 giờ 1/2, nhưng vẫn vô vọng. Cho đến sáng ngày thứ 7, tôi cảm nhận được từng đợt năng lượng đi từ cổ xuống thắc lưng liên tục. Điều cảm nhận này mạnh mẽ và thực, tôi vui mừng lẫn lo là năng lượng này biến đi, tôi muốn cứ tiếp tục thiền như vậy. Nhưng sáng hôm đó tôi đứng lớp và rời nhà 8 giờ sáng, cho nên phải ngưng thiền. Hai ngày sau, mỗi lần thiền 2 giờ nhưng tôi không cảm nhận năng lượng mạnh như ngày thứ bảy vừa qua. Vào tối thứ hai theo lời dạy, tôi đến TĐ lúc 7 giờ tối để hành pháp. Khi đặt tay lên luân xa 7 của người bệnh đầu tiên, một phụ nữ trung niên, tôi cảm nhận ngay là tay mình bị đẩy trượt ra, có phải đó là dấu hiệu của 5 loại bệnh đã được dạy trong lớp. Nếu theo lời dạy tôi phải lập tức ngưng trị bệnh, ngay trong lần đầu tiên, thì mọi người cho là tôi làm chuyện vô nghĩa? Quên nó đi. Vả lại cạnh tôi là thầy dạy đang rút trược khí từ bệnh nhân qua. Nếu có gì xảy ra cho tôi thì ông đã đến giúp ngay cho tôi. Sau đó tôi đã quên đi việc này. Sáng hôm sau tôi bị ho nặng, tôi liền theo sự hướng dẫn chú tâm thiền và cố dẫn nguồn năng lượng qua vùng gây khó chịu cho tôi để tự trị cho mình. Sau 3 tiếng thiền định liên tục, cổ tôi đã đỡ nhẹ đi. Sáng hôm sau tôi thức lúc 4 giờ và thiền đến 7 giờ và cơn ho đã biến mất. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được chức năng trị bệnh của thiền định. Từ đó tôi đã chủ định khi đến hành pháp giúp người tại TĐ mỗi chiều,tôi sẽ không nhờ ai giúp điều trị cho mình mà dùng TĐ để tự cứu mình. Mỗi ngày tôi thiền 3 giờ sau khi thức dậy và sau đó bắt tay vào những công việc khác. Buổi chiều nếu không quá bận tôi sẽ nghĩ trưa 1 giờ. Tại sao tôi chọn thiền từ 4 đến 7 giờ sáng? Đầu tiên là tôi phải viết bài cho giờ giảng tại đại học, và chuẩn bị nội dung cho buổi họp tại hội người Hoa hằng tháng, cả 2 việc này đòi hỏi phải suy ngẫm. Nếu tôi thiền vào buổi chiều hoặc tối thì đầu óc tôi dễ bị chi phối khó định tâm. Thiền buổi sáng đầu óc tỉnh táo dễ định hơn. Điều thứ nhì, vợ tôi chọn thiền vào buổi sáng, nếu có tiếng điện thoại sẽ làm gián đoạn thiền định. Nếu tôi có thể dứt thiền trước 8 giờ sáng sẽ giúp cho vợ tôi không bị gián đoạn vì các cuộc viếng thăm bất ngờ. Từ đó tôi đã định giờ thiền từ 4 đến 7 giờ sáng là một phần không thể thiếu được trong cuộc đời của tôi, giống như chúng ta đánh răng, lau mặt và tôi đã thiền định như vậy bất kỳ là ở nơi nào cả khi đi du thuyền cũng thế. Mỗi ngày tôi đều đặng đến TĐ hành pháp giúp cho các bệnh nhân, cả những ngày tuyết cũng không ngăn được tôi. Tôi đã đi hành pháp như vậy trong suốt một tuần lễ đầu và điều kỳ diệu là tôi không cần đến chiếc gậy như ngày nào. Hai tháng sau các bệnh tật của tôi căn bản đã được chữa lành. Không chỉ đơn thuần về sức khoẻ mà tâm tôi cũng an lạc hơn. Tôi cảm nhận trở nên tích cực hơn trong cuộc sống, vui vẻ làm việc thiện nguyện nhiều hơn, và đời sống tôi trở nên phong phú hơn. Từ ngày cô con gái tôi đổi giờ làm việc do đó mà đã không đến TĐ được. Cô Lau, người đã giới thiệu tôi đến với VDPHT, cũng đã không còn đến TĐ. Riêng con trai và con dâu tôi có lẽ các cháu nhận thấy sức khoẻ chúng tôi được thay đổi tốt nên một ngày cháu ngõ ý muốn được học thiền. Tôi giải thích cho các cháu: “Con thì bận làm việc, vợ con phải chăm lo 3 đứa cháu nội và cháu nhỏ nhất chỉ vừa hơn 2 tuổi và đi đâu thì vợ con cũng phải mang chúng theo, các con thực sự đã đủ bận rộn. Việc học thiền là điều tốt nhưng làm sao con có thể mỗi ngày dành ra 1 tiếng để thiền mà không được bỏ dỡ 1 ngày nào, và chỉ như vậy nguồn năng lượng mới chạy thông, còn ngược lại tiếp tục thiền sẽ gây trỡ ngại cho con hơn là con không thiền. Trước khi quyết định con phải suy nghĩ thật cặn kẽ điều này”.
Tôi được biết là sẽ có 1 lớp sắp mở vào tháng 4. Con dâu tôi nói là trong điều kiện phải đưa cháu đi học và phải cho cháu ngũ sớm nên chỉ có 1 người theo khóa học mà thôi. Chồng cô thường bị đau lưng nên cô để cho con trai tôi ghi tên học trước. Sau đó tôi lại biết được là 2 vị Giảng Huấn phụ trách lớp học phải đi hành pháp ở xa nên lớp học được hoãn lại. Dĩ nhiên là 2 cháu thất vọng. 2 tháng sau, TĐ quyết định sẽ mở khóa học trở lại vào ngày 12 đến 17 tháng 7. Các con tôi thực vui khi biết được tin này, vì trùng hợp là các cháu nhỏ được nghĩ hè, điều đó có nghĩa là cả 2 vợ chồng đều có thể theo học được. Khoảng 1 tuần sau con dâu hỏi vợ tôi là phụ nữ có thai có thể theo học được không? Vì lẽ bác sĩ đoán là cô có thai. Vợ tôi đến hỏi và thầy cho biết là: “Khi người mẹ mang thai thi đứa con sẽ được khai mở luân xa cấp 1&2 cùng lúc với người mẹ, đứa nhỏ ra đời sẽ thông minh và khoẻ mạnh hơn bình thường, nhưng lớn lên cháu muốn học thì phải đến lớp”. Đây là một tin cực vui cho cả 2 vợ chồng. Đúng tháng 7, hai vợ chồng đã hoàn tất lớp cấp 1&2 và đã hành pháp đúng như các con tôi mong muốn. Các cháu luôn tích cực thiền và luôn dành 1-2 ngày đến TĐ để giúp trị bệnh cho mọi người. Khi biết được là cấp 3 sẽ được mở vào ngày 12 tháng 12 con dâu tôi nói đùa: “Nếu con chúng ta chưa chào đời cháu có thể theo kịp dòng năng lượng của cấp 3 phải không?”.
Khoảng 1 tháng sau cô con dâu hỏi là liệu chúng ta có TĐ ở Toronto hay không? Vì bạn cô khi nhìn được sức khoẻ của cô cải thiện rỏ ràng muốn được học thiền. Khi biết là chúng ta có TĐ tại Toronto người bạn nói: “Thực là may mắn vì cô sẽ phải di chuyển đi Toronto tháng sau, và như vậy cô sẽ đến TĐ Toronto để theo học”. Cô con dâu hỏi vợ tôi, có nhìn thấy là cô khoẻ hơn trước sau khi học được 1 tháng hay không?. “Chúng ta gặp nhau mỗi ngày nên quả thực khó thấy sự thay đổi rỏ rệt lắm”. Tôi trả lời: “Ha! Ha!! Một người không thể biết được đỉnh núi ra sao nếu người đó không đứng trên đỉnh núi! Chúng ta thực đã sống với pháp môn VDPHT”.
Tháng 6 thầy cho biết là sẽ có lớp cấp 4 tổ chức tại Kuala Lumpur vào tháng 12, và cả 4 người trong gia đình được phép theo lớp học này. Tôi thực sự phân vân. Làm sao có thể thu xếp 3 tuần trong việc chuẩn bị lớp học, tôi vẫn đang ở giữa học kỳ của lớp học tại đại học. Tôi có thể nào đi được hay không? Một tháng sau thầy cho biết là: “Vào tháng 9 sẽ có lớp cấp 4 nhưng lần này được tổ chức ở TĐ Trung Ương Seattle và anh có thể tham đự lớp học này”. Tôi có một chút hy vọng nên hỏi thầy có phải lớp học được tổ chức vào đầu tháng 9 phải không? Chắc là cuối tháng 9 thầy trả lời. Tôi suy tính vào cuối tháng 9 tôi lại bận đứng lớp ở đại học chắc là khó thu xếp. Hai tuần sau thầy cho biết ngày đích xác của lớp học là ngày 3, 4 và 5 tháng 9. Khi vừa nghe được tôi cảm nghĩ ngay là định mệnh đã an bày việc này.
Vào đầu tháng 8, chúng tôi dự định sẽ đi Vancouver 2 tuần để thăm mẹ vợ, mừng sinh nhật bà và giúp trị bệnh cho bà. Giờ đây tôi nghĩ lại là chúng tôi thực đã có 2 tuần thoải mái trong chuyến đi đó. Khi chúng tôi bước khỏi phi cơ, biết được bà đang đau cột sống lưng, không thể ngồi yên một lần 20 phút, cộng lại bị táo bón và bị phìn bụng. Tôi giúp bà ngay. Ngay sau đó bà có thể ngồi liên tục 1-2 tiếng thoải mái, không đau lưng. Một người bà con, biết được cũng xin được trị bệnh. Khi kết quả trị liệu tốt đẹp, số người thân nhờ trị bệnh gia tăng, trung bình mỗi ngày chúng tôi giúp 4 người và có khi đến 6 người. Chúng tôi không chỉ giới hạn ở các cách trị bệnh học được, mà còn trị giúp những trường hợp mà chúng tôi chưa từng gặp như là bệnh táo bón, bệnh đầy hơi dội ngược ép lên tim mà y khoa Mỹ gọi là Heart burnt, kết quả đều tốt. Có một trường hợp thực đặc biệt. Một bệnh nhân bị trẹo gân và sựng đầu gối nặng đau không thể đi được. Cơn đau mất sau 1 ngày trị, 3 ngày sau nơi sưng biến mất, và 5 ngày sau cô đi đứng trở lại và cô nghĩ là mình có thể mang cả giầy cao gót. Điều này thực ngoài mong đợi của chúng tôi. Tôi thử chạm và bấm vào vùng đau, cô cho biết hình như nơi đó chưa từng bị treo gân bao giờ. Đúng là phép lạ. Nếu con người không chứng kiến điều này thực khó lòng họ tin được. Họ nói cách trị bệnh này quả là mầu nhiệm. Bên cạnh cơ hội được điều trị nhiều bệnh khác nhau chúng tôi đã làm trước mặt các người thân.
Trước khi chúng tôi đi đến TĐ Trung Ương, tôi đã viết xong bài giảng về văn phạm tiếng Hoa ngày 2 tháng 9 và đã gởi đi. Tuy nhiên, bài ngày 9 tháng 9 phải gởi đi trước ngày 7 tháng 9 lại chưa xong. Học kỳ lục cá nguyệt đại học bắt đầu ngày 9 tháng 9 lại chưa in ra kịp. Quá nhiều việc tôi phải hoàn tất sau khi xong lớp học thiền trở về quả là như lửa đốt trong lòng. Tôi chợt nghĩ là phải đem theo computer để soạn bài, hy vọng là mình sẽ có đôi lúc rảnh rỗi vào buổi chiều. Chúng tôi đến khách sạn ngày 2 tháng 9, khi đó tôi biết rằng mình đã quên đem theo cọng dây điện, có nghĩa là tôi chẳng thể làm việc như đã định. Tôi nghĩ rằng có lẽ Ơn Trên đã sắp xếp để tôi hết lòng tu học đó là lý do tôi đã bỏ lại cọng dây điện ở nhà. Cuối cùng tôi đã thực sự tập trung nghe giảng pháp trong khóa tu học.
Khi trở lại nhà vào chiều 6 tháng 9, không dùng cơm chiều, tôi vội vã ngồi ngay vào computer viết soạn một mạch cho xong bài giảng. OH, Oh hồ sơ “Những hoạt động về văn hóa” biến mất, cả trong hồ sơ lưu trữ. Tôi phải làm sao đây? Tôi đã không xử dụng chiếc computer, tại sao hồ sơ nầy tự dưng biến mất? Tại sao hồ sơ bị mất lại là hồ sơ quan trọng nhất và cần thiết nhất? Và tại sao cả hồ sơ được lưu trữ trong bộ nhớ bên ngoài cũng biến mất luôn? Nếu như quả thực hồ sơ này bị mất thì toàn bộ các bài bình luận các bài viết cho buổi hội thảo cũng mất như thế dầu tôi có bỏ công 2-3 tháng cũng khó thể viết lại được. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại làm sao tôi có thể làm tròn lời hứa với mọi người? Không thể tránh được, tôi chợt nghĩ có phải là bài học Đức Sư Tổ muốn dạy cho tôi. Và tự nhiên tôi đã khấn nguyện đến Ngài và xin Ngài tha lỗi và giúp đỡ tôi. Tôi liền gọi điện thoại cho con tôi và xin nó giúp tôi khi về nhà. Buổi chiều đó anh trở về nhà, sau khi thử nhiều cách và cuối cùng đã phục hồi lại toàn bộ tập hồ sơ cho tôi.
Cũng buổi chiều hôm đó viện đại học email báo cho tôi biết vì ít học viên nên lớp học đã bị bãi bỏ. Như vậy là tôi chẳng cần vội vã cho việc soạn bài mà có thể dành thời gian 4 tháng sắp tới cho việc khác! Buổi sáng sớm 7 tháng 9 sau khi thiền, tôi gần như kết thúc được bài viết đăng báo thì tôi lại nhận được cú điện thoại từ người chủ bút. Ông nói rằng bài viết trước của tôi có vài chữ ông không rõ nghĩa nên ông đã chưa đăng báo. Khi biết tôi vừa trở về nhà ông muốn cùng tôi xem lại để kịp phát hành cho báo tuần này. Ha Ha Như vậy là tôi có thể cho phép mình xã hơi rồi.
Tôi tự nghĩ là khi trở lại nhà sẽ có bao nhiêu là việc phải làm ai có ngờ đâu, mọi vấn đề tự nó đã tự giải quyết? Tại sao chúng ta cứ nhọc công, hoài sức lo tính toán trong khi Ơn Trên đã thu xếp cho mình?
“Mọi việc đều có định số của nó”, “Ơn Trên sẽ sắp xếp mọi điều”. Ai là Đấng Tạo Hóa? Ai là người quyết định? Sau khi nghe lời giải thích của Cô Hải, vợ của Thầy Thuận, tôi hiểu ngay quyền năng của Sư Tổ. Tôi suy ngẫm lại mọi việc tôi đã trải qua đúng thực là Sư Tổ là vị Bồ Tát của chúng ta. Có phải chính Ngài đã dẫn đưa tôi đến với pháp môn VDPHT này và đó là điều lý giải tại sao tôi đã được bàn tay Ngài dẫn dắt. Khởi đầu do một người từng hâm mộ tôi giới thiệu tôi với pháp môn, thông thường tôi rất khó tin qua lời nói, Đức Sư Tổ đã biết được nên đã đưa người phụ nữ này đến, cô là một nhà nghiên cứu khoa học, cô không hề có tương quan gì đến pháp môn VDPHT mà tôi lại tin tưởng và đã khiến tôi tìm đến với pháp môn? Riêng con gái của chúng tôi đã cùng dự khóa thiền chung, nhưng cô đã bỏ đi sau 2 tuần học. Có thể thời gian chưa đủ chín mùi cho cô với pháp môn. Và việc cô tham gia vào khóa học thiền chỉ giữ đúng nhiệm vụ đưa đón để cho chúng tôi đến được lớp học? Lời thầy Giảng Huấn Tần Diệp nói: “Thiền mỗi ngày 3 tiếng”. Phải chăng đó là liều thuốc của Sư Tổ ban cho tôi? Và phải chăng ngay lần đầu giúp bệnh bị dính trược là thông điệp của Ngài nhắc tôi phải dùng toa thuốc của Ngài đã ban cho tôi? Tôi đã hành pháp 2 giờ mỗi buổi chiều, và hoàn toàn không thấy mệt mỏi là gì. Tôi cảm thấy việc giúp cho bệnh nhân làm cho tôi vui sướng hơn là góp tiền để giúp cho các trẻ em qua World Vision. Một bên tôi chỉ chi tiền, một bên tôi phải thiền định nhiều hơn để trực tiếp giúp người bệnh cẩn thận hơn. Khi bệnh nhân bớt đau, nụ cười của họ làm cho tôi vui và hạnh phúc hơn.
Đó là có phải là điều mà Đức Sư Tổ muốn môn sinh của Ngài phải hành pháp giúp cho con người và góp phần cho xã hội? Hai vợ chồng con trai tôi cũng thành công trong việc học thiền. Đó có phải chăng là Đức Sư Tổ đã chăm sóc 3 thế hệ trong gia đình tôi để củng cố việc quyết tâm hành pháp cho tôi?
Tôi nhớ lại 2 tháng sau lớp học cấp 2 vào cuối tháng 9, sau lần cảm nhận kỳ thú trong thiền định, một người bạn thân anh là đông y sĩ nói rằng: “Anh không biết gì về khí công, lại đạt được kinh nghiệm kỳ diệu trong thiền định chỉ sau một khoảng thời gian quá ngắn đó có phải là ý định Sư Tổ dùng đôi tay của anh để chuyển ý muốn của Ngài?”. Tôi bối rối nhìn anh. Anh nói lại: “Tôi chỉ đùa thôi”. Tôi nghĩ: “Nếu điều đó không phải là chuyện đùa, nếu Sư Tổ muốn qua đôi tay tôi để Ngài cứu đời? Thì như vậy tôi phải làm sao?”. Từ đó trở đi, tôi hết sức cẩn thận nghiền ngẫm các nguyên tắc của kỹ thuật trị bệnh năng lượng và nhận phục vụ con người là trọng trách của tôi. Và mỗi khi được tu học thêm tôi không bao giờ dám tự kiêu. Trong suốt lớp học cấp 4, sau khi lắng nghe các lời giảng của Cô Hải, tôi hiểu được việc hành pháp này đúng là theo lời dạy của Đức Phật. Con đường của Đức Phật quả thực rất khó khăn cho một con người bình thường, nó đòi hỏi một sự dấn thân và lòng nhẫn nại vô bờ.
Tôi hy vọng luôn được đi tiếp con đường này và nhận được lời chỉ dạy từ cô Hải và Thầy Thuận.
Mùa thu Calgary
Tháng 9 năm 2010